3 BÀI HỌC QUẢN TRỊ TỪ MÔN THỂ THAO CÔNG THỨC 1

3 BÀI HỌC QUẢN TRỊ TỪ MÔN THỂ THAO CÔNG THỨC 1

Image
🏆 Pit Stop : Là một thuật ngữ thể thao, đây là “Điểm dừng kỹ thuật” trong các giải đua F1. Đây là thời điểm các tay đua dừng lại để những người đồng đội của họ tiếp nhiên liệu, thay lốp, tối ưu hóa động cơ … trước khi chiếc xe bước vào chặng đua tiếp theo. Tại Mentally Fit, Pit Stop được xếp vào một trong các công cụ kinh điển khi được các huấn luyện viên Tối ưu hóa Hiệu suất công việc của chúng tôi sử dụng thường xuyên trong quá trình lãnh đạo và đội ngũ tại các Tập đoàn/ Doanh nghiệp lớn hiện nay.

🏆 Với một môn thể thao mà khoảng cách giữa chiến thắng và thất bại chỉ cách nhau vài giây, tối ưu thời gian Pit Stop chính là một nghệ thuật trong việc tối ưu hóa hiệu suất cả đội. Pit Stop cũng là cảm hứng để chúng ta có thể học hỏi và áp dụng trong quá trình dẫn dắt Đội ngũ của chính bản thân mình.

🏆 Dưới đây là 3 bài học mà mỗi người Lãnh đạo/ Quản lý chúng ta có thể học hỏi từ môn thể thao tốc độ này.

1. Ưu tiên những mục tiêu quan trọng

Mặc dù đây là một điều hiển nhiên trong cả thể thao lẫn kinh doanh, tuy nhiên điều đáng ngạc hiên là việc này ít khi được thực hiện đúng cách. Nhiều Lãnh đạo/ Quản lý thường có thói quen đưa ra vô số những mục tiêu, KPIs,… trong một dự án chỉ để thể hiện mình giỏi. Thông thường, đội ngũ kỹ thuật của những Đội đua Công thức 1 sẽ tối giản số lượng mục tiêu nhiều nhất có thể, dựa trên nguồn lực sẵn có, để cả đội có được sự tập trung cần thiết. Giới hạn mục tiêu của chính bản thân cũng chính là cách để cải thiện chất lượng và tốc độ xử lý công việc. Hay nói cách khác, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.

Image

Image

2. Sử dụng dữ liệu để tối ưu dự án

Xử lý công việc nhanh gọn, đảm bảo quy trình có tính linh hoạt cùng cơ chế/quy định càng đơn giản càng tốt. Tối ưu và cải tiến vòng đời của từng sản phẩm/ dự án, và luôn sẵn sàng thay đổi các quy trình và thủ tục nếu cần. Cũng như những thời điểm tay đua bước vào giai đoạn Pit Stop, trong kinh doanh mọi thứ biến đổi rất nhanh, chính vì vậy việc sử dụng dữ liệu để phân tích và tối ưu thường xuyên là việc cần thiết. Trong các giải đua F1, thông thường những đội đua luôn là những người “ăn ngủ” cùng dữ liệu. Cứ mỗi tuần/ mỗi tháng trước khi mùa giải diễn ra, các đội đua F1 lại cập nhật dữ liệu của những mùa giải trước để phân tích và tối ưu để lần sau cả đội có thành tích tốt hơn.


3. Đặt niềm tin vào đồng đội

Con người vẫn là một tài sản vô giá của bất kỳ tổ chức nào. Trong các chặng đua F1, mỗi đội đua luôn có một thành viên đóng vai trò quan trọng gọi là Lollipop Man, với nhiệm vụ giơ tấm biển Stop (Dừng) trước khi tay đua tiến vào vị trí Pit stop. Điều đáng chú ý ở đây là họ luôn phải đứng ngay trước mũi xe đang chạy đến mình với vận tốc 70 km/h. Để xe đua có thể pit stop và trở lại với chặng đua thành công, những Lollipop Man bắt buộc phải đặt niềm tin rất lớn vào kỹ năng của tay đua trong đội, khi mà chỉ cần một sơ xuất nhỏ là bản thân sẽ bị chiếc xe chèn qua. Trong tổ chức, việc thiếu niềm tin hoàn toàn có thể làm cả tổ chức chậm lại. Những người Lãnh đạo/ Quản lý có sự nhất quán giữa việc mình nói và làm, cũng như có phong cách làm việc đúng với giá trị cốt lõi của tổ chức thường có khả năng tạo gắn kết và niềm tin trong Đội ngũ tốt hơn.

Image

▶️ Bài viết tham khảo từ: https://www.linkedin.com/.../5-lessons-platform...