3 TIPS ĐỂ HUẤN LUYỆN ĐỘI NGŨ HIỆU QUẢ HƠN

3 TIPS ĐỂ HUẤN LUYỆN ĐỘI NGŨ HIỆU QUẢ HƠN

🏆 Thế giới Thể thao đỉnh cao chính là một kho tàng vô giá để học hỏi về cách để nâng cao hiệu suất làm việc/ thi đấu của mỗi cá nhân/đội ngũ. Có thể nói, việc học hỏi phong cách lãnh đạo của những huấn luyện viên thể thao để ứng dụng vào những lĩnh vực khác, là một chủ đề hết sức thú vị và tốn nhiều giấy mực của giới học thuật cũng như các nhà lãnh đạo/ quản lý với những chủ đề phân tích chuyên sâu về Sir Alex Ferguson, Pep Guardiola, Jose Mourinho,...

🏆 Dưới đây là 3 bài học từ các huấn luyện viên thể thao mà chúng ta có thể học hỏi trên hành trình đồng hành và dẫn dắt đội ngũ của chính mình trở thành một “đội tuyển trong mơ”

Image

1. Đơn giản hóa mọi thứ 

🏆
Đa số những huấn luyện viên giỏi đều có xu hướng đơn giản hóa mọi hành động/ lời nói của chính bản thân mình, lý tưởng nhất là sao cho người nghe có thể hiểu hết mọi ý định của mình chỉ qua một câu nói.

🏆 Vào những năm đầu của sự nghiệp, Steve Redgrave, vận động viên chèo thuyền, phản đối ý kiến cho rằng anh ta cần kết hợp tập tạ vào chế độ tập luyện của mình. “Nếu tôi muốn nâng tạ, tôi đã chọn trở thành một vận động viên cử tạ,” Steve chế giễu.

🏆 Vào thời điểm đó, Huấn luyện viên Jurgen Grobler của anh chỉ hỏi anh một câu đơn giản: "Vậy việc tập tạ có làm cho thuyền đi nhanh hơn được không?" Ngay sau đó, Steve Redgrave bắt đầu nhận thấy sức mạnh/ thể lực anh nhận được khi nâng tạ rõ rang sẽ giúp cho tốc đồ chèo thuyền trở nên nhanh và mạnh hơn . Từ đó anh trở thành một trong những người chăm chỉ nhất trong phòng tập, và đó cũng là tiền đề để từng bước anh trở thành vận động viên chèo thuyền vĩ đại nhất lịch sử Olympic sau này.

Image

Image

2. Trao quyền tư duy cho các thành viên trong đội ngũ

🏆
 Về mặt tâm lý, việc tự mình tìm ra giải pháp cho một vấn đề sẽ thỏa mãn hơn nhiều so với việc nhờ người khác giải quyết vấn đề cho bạn. British Cycling, cơ quan quản lý vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp ở Anh, được mệnh danh là “nhà máy sản xuất huy chương vàng” khi liên tiếp dẫn dắt các cá nhân đạt được những thành tích cao trong bộ môn này, chia sẻ một trong những bí quyết cho sự thành công ấy đến từ việc trao quyền cho mỗi người vận động viên.

🏆 Huấn luyện viên đua xe đạp Sir Dave Brailsford giải thích: “Mỗi vận động viên sẽ có vai trò như vua/ nữ hoàng trong chính bộ môn của họ, nhiệm vụ của chúng tôi đơn giản chỉ đồng hành và đóng vai trò như người trợ lý và cố vấn để giúp đỡ và hướng dẫn những vận động viên ấy.

🏆 Các vị vua/ nữ hoàng được quyền chọn ai là người giúp đỡ họ - nhưng cuối cùng, nếu họ không đạt được các chỉ tiêu thành tích như đã thỏa thuận, họ có thể bị thay thế bằng một ông vua/ nữ hoàng mới.

🏆 Ở đây, các tay đua sẽ trách nhiệm và quyền được suy nghĩ về việc họ cần làm gì để nâng cao thành tích thi đấu của chính mình, trong khi chúng tôi chỉ đóng vao trò như “những người cận thần” xung quanh họ để đưa ra lời khuyên về mặt chuyên môn. “Và kết quả đó chứng minh mô hình ấy vẫn đang hoạt động tốt”, Dave Brailsford nói.


3. Cảm xúc là Trụ cột quan trọng

🏆
Khi chúng ta gặp áp lực, bán cầu não trái (thiên về logic/ lý tính) và bán cầu não phải (thiên về cảm xúc/ lý tính) thường có xu hướng xung đột lẫn nhau. Bộ não cảm xúc mạnh hơn gấp năm lần và luôn chiếm ưu thế trong hầu hết các trường hợp. Hậu quả của điều này rất rõ ràng: chúng ta trở nên thất thường và khó đoán, đôi khi quên mất những kế hoạch tốt nhất mà mình đã từng lập ra.

🏆 Nhà tâm lý học thể thao Mia Stellberg đã từng đưa ra quan điểm rằng cố gắng để kìm nén/ dập tắt cảm xúc của chính mình sẽ tạo ra kết quả quản tác dụng cho mỗi cá nhân. “Chúng ta không thể nào kiểm soát được những thứ mà mình không hề có nhận thức về nó. Chính vì thế, việc nhận thức cảm xúc của chính bản thân rất quan trọng. Nếu chúng ta muốn ngăn cản cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần phải hiểu việc gì đang xảy ra trước khi có cảm xúc ấy, từ đó chúng ta có thể học cách làm sao để có thể điều khiển và ngăn cản nó khi có lần tương tự sau xảy ra.

Image