CÁC TIPS QUẢN LÝ HAY NHẤT 2021 (PHẦN 2)

CÁC TIPS QUẢN LÝ HAY NHẤT 2021 (PHẦN 2)

Image

🏆 Tiếp nối bài viết lần trước, Mentally Fit Team tiếp tục gửi đến các anh chị 5 tips quản lý còn lại trong bài viết tổng hợp 10 tips quản lý hay nhất năm 2021 của Harvard Business Review. Hy vọng rằng các anh chị quản lý, chủ doanh nghiệp có thể “bỏ túi” những tips này để khởi đầu một năm 2022 thật rực rỡ.


6. Phá bỏ vòng lặp của sự tự kiểm điểm

Mặc dù việc khắt khe với bản thân có thể sẽ giúp bản thân tiến bộ, tuy nhiên mặt trái của việc đó là sự tự kiểm điểm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, sự tập trung và hiệu suất trong ngày. Hãy thử tiếp cận sự tự kiểm điểm một cách cân bằng hơn với ba chiến lược sau:
+ Tránh khái quát hoá: tránh tập trung vào 1 sự kiện tiêu cực trong ngày và đánh giá hiệu suất của bản thân ngày hôm đó một cách tổng thể. Ai cũng có lúc mắc lỗi và đó là điều bình thường.
+ Nghĩ về những chuyện có thể “đúng”: thay vì tập trung vào sự tiêu cực, hãy thử nghĩ đến những viễn cảnh tích cực hơn: “Sẽ ra sao nếu như cách làm này sẽ tạo nên đột phá?”
+ Đặt lịch hẹn cho cảm xúc của mình: hãy đặt lịch hẹn khoảng 30-50 phút để cho phép bản thân để cảm nhận và xử lý những cảm xúc của mình. Trong thời gian này, các anh chị hãy nhanh chóng rà soát trục
+ Cải hiện năng lượng Cảm xúc EQ để có thể thấu hiểu bản thân được tốt hơn. Thời gian kết thúc đồng nghĩa với việc anh chị cần xốc lại bản thân để tiếp tục giải quyết công việc. 

Image

Image

7. Muốn một nhóm hoạt động hiệu quả? Tập trung vào những kết nối xã hội

Tất cả những người lãnh đạo đều muốn tạo nên một đội ngũ trong mơ (“the dream team”). Tuy nhiên có một điều thường bị bỏ qua đó là sự kết nối bên ngoài công việc. Các anh chị có thể tham khảo một số gợi ý sau để có thể tăng sự gắn kết giữa những cá nhân trong đội ngũ của mình:
+ Dành thời gian cho việc gắn bó qua những chủ đề không liên quan đến công việc: Trên thực tế, những chủ đề như sách, thể thao và gia đình gợi mở những sở thích, hứng thú chung và cho phép mọi người có thể gắn kết với nhau theo một cách chân thành hơn.
+ Tạo ra một văn hoá bày tỏ sự trân trọng: Sự công nhận đôi khi lại là một động lực thúc đẩy cá nhân mạnh mẽ hơn những lợi ích về mặt vật chất. Nhưng sự công nhận này không nên chỉ đến từ lãnh đạo đến các thành viên mà nên trở thành một văn hoá giữa các thành viên với nhau để bày tỏ sự trân trọng những cố gắng, nỗ lực của mỗi cá nhân.
+ Đề cao sự chân thành: Các lãnh đạo cần nỗ lực để tạo ra một môi trường mà các thành viên đều cảm thấy thoải mái sống với chính mình (“true me”) để bày tỏ không chỉ những cảm xúc tích cực mà cả những cảm xúc tiêu cực. 


8. Chào đón một thành viên từ xa mới - Tuyển dụng đúng cách

Việc chào đón một thành viên mới, khiến họ cảm thấy thoải mái và tràn đầy động lực để bắt đầu một công việc mới thông thường không phải một thử thách với những nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, khi mọi thứ đều được thực hiện trực tuyến với sự tương tác chỉ qua những chiếc màn hình, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Hãy cùng tham khảo một số tips sau đây để khắc phục điều này:
+ Hãy chuẩn bị để quá trình thành viên mới gia nhập công ty trở nên nhanh chóng và mượt mà: Điều này có nghĩa là chuẩn bị tất cả những công nghệ kỹ thuật cần thiết để họ có thể bắt đầu và phân công một người trở thành “bạn đồng hành” để họ được giải đáp các thắc mắc một cách nhanh nhất.
+ Xây dựng các mối quan hệ gắn bó trong tổ chức: Vì làm việc trực tuyến không cho phép các buổi gắn kết các thành viên như khi làm việc tại văn phòng, hãy cố gắng sắp xếp để thành viên mới có những sự tương tác một - một với các thành viên trong tổ chức, kể cả ở những phòng ban khác.
+ Giải thích văn hoá công ty và cách làm việc: Hãy khiến những luật bất thành văn trở nên rõ ràng với những người mới, ví dụ như cách ăn mặc, văn hoá họp trực tuyến và thời gian làm việc.

Image

Image

9. Dẫn dắt với câu hỏi, không phải câu trả lời

Đôi khi các lãnh đạo thường quá tập trung vào việc có tất cả những câu trả lời mà quên mất rằng việc đặt ra những câu hỏi cho các thành viên quan trọng như thế nào. Hãy nhớ rằng việc câu hỏi là dấu hiệu của sức mạnh và sự tin tin chứ không phải sự yếu đuối. Những câu hỏi hay chính là dấu hiệu của sự tin tưởng, và khi nhận được điều đó, các thành viên khác cũng sẽ đặt niềm tin vào lãnh đạo, vào tổ chức. Ngoài ra, điều này cũng thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục và đây cũng chính là concept “Ask not Tell” trong ngôn ngữ của Mentally Fit.


10. Dẫn dắt đội ngũ vượt qua sự bất định

Sự bất định là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống, và điều này càng đặc biệt đúng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Là một người quản lý, chủ doanh nghiệp, chúng ta cần phải chuẩn bị để dẫn dắt đội ngũ của mình vượt qua những cơn bão này, nhưng để làm được điều đó chúng ta cũng cần chuẩn bị những hướng tư duy, nhìn nhận đúng đắn:
+ Đón nhận sự không thoải mái của việc không biết điều gì đó
+ Phân biệt giữa vấn đề “rắc rối” và vấn đề “phức tạp” để có những hướng giải quyết cụ thể+ Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo
+ Chống lại sự thôi thúc đơn giản hóa các vấn đề quá mức và đi đến kết luận nhanh chóng
+ Đừng giải quyết các vấn đề một mình
+ Phóng to - nhìn mọi việc dưới lăng kính rộng hơn để nắm được toàn cảnh vấn đề
+ Bên cạnh đó, luôn giữ một tâm thế Think Big - Start Small - Agile Fast (Dám mơ lớn - Bắt đầu nhỏ - Thích ứng nhanh) cũng giúp các lãnh đạo và tổ chức có thể tự tin trước bất kỳ sóng gió nào.

Image