CÁC TIPS QUẢN LÝ HAY NHẤT 2021

CÁC TIPS QUẢN LÝ HAY NHẤT 2021

Image
🏆 Một năm mới, những thử thách và trách nhiệm hoàn toàn mới cho các quản lý, chủ doanh nghiệp. Đối mặt với Sự khủng hoảng lao động (The Great Resignation) cuối năm, sự kiệt sức đồng loạt đi kèm với những sự chuẩn bị vội vàng cho năm mới chắc hẳn sẽ khiến các lãnh đạo chúng ta đau đầu. Hiểu được điều này, Harvard Business Review đã tổng hợp 10 tips quản lý hay nhất của năm 2021 để tri ân độc giả cũng như chúc các vị lãnh đạo một năm mới rực rỡ. Mentally Fit Team đã lược dịch và tóm tắt để giúp các anh chị có thể lưu lại và sử dụng các tips này một cách dễ dàng.

1. Đưa ra biện pháp thuyết phục với những quản lý muốn quay lại văn phòng

Giữa tình hình COVID đang dần có những biến chuyển, nhiều quản lý cấp trung thể hiện mong muốn quay trở lại văn phòng, tuy nhiên cũng có những các thành viên trong tổ chức muốn tiếp tục làm việc từ xa. Là một lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, việc hoá giải sự căng thẳng này một cách hợp lý là rất quan trọng. Trước hết, người lãnh đạo cần phải tìm ra nguyên nhân của việc các quản lý muốn quay lại văn phòng, sau đó dần dần gỡ bỏ những sự hoài nghi, vướng mắc này. Ví dụ, người lãnh đạo có thể đưa ra các chỉ số để chứng minh rằng làm việc từ xa có lợi cho công ty, chứ không chỉ cho các cá nhân. Bên cạnh đó, giải thích rằng làm việc tại nhà sẽ giúp công ty tiếp cận được nhiều các nhân tài hơn và cả đội ngũ vẫn được gắn kết và đồng lòng cho dù họ ở đâu.

Image

Image

2. Đưa ra những phản hồi quan trọng từ xa

Làm thế nào để đưa ra phản hồi cho các thành viên trong tổ chức một cách hiệu quả luôn là một thử thách với các quản lý, lãnh đạo công ty, điều này còn quan trọng hơn nữa khi làm việc từ xa. Các quản lý, chủ doanh nghiệp cần ghi nhớ những bước sau để có thể đưa ra phản hồi cho các thành viên trong đội ngũ một cách tốt nhất:
+ Bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi để hiểu được góc nhìn của các thành viên trong tổ chức.
+ Thể hiện sự trân trọng nhất định đối với sự cống hiến của họ trước khi đưa ra những phản hồi thử thách (challenging feedback).
+ Nhấn mạnh ý tốt của bản thân như nhắc họ rằng mình sẽ luôn hỗ trợ họ trong các trường hợp cần thiết.
+ Làm rõ và nhấn mạnh: “Tôi đang nói A, không phải B” để tránh những hiểu nhầm không đáng có.
+ Yêu cầu các thành viên trong tổ chức chia sẻ những gì họ nhận được từ cuộc trò chuyện để đảm bảo sự thấu hiểu giữa hai bên.


3. Nghệ thuật theo sát tiến độ công việc (follow up) một cách ân cần

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những email được viết với một chút hoặc nhiều sự tích cực hơn về mặt ngữ điệu nhận được tỷ lệ phản hồi cao hơn đến 10-15%. Cho dù là các anh chị đang viết email cho các đối tác hay cho đồng nghiệp của mình, hãy cụ thể hoá những yêu cầu của mình với một ngữ điệu tích cực để lan toả được những năng lượng tích cực cũng như gia tăng hiệu suất công việc.

Image

Image

4. Cách bắt đầu ngày mới một cách tích cực hơn

Dịch bệnh tiếp tục hoành hành và để lại nhiều tác động tiêu cực lên doanh nghiệp và các cá nhân khiến cho việc giữ một tinh thần tích cực trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chỉ với 2 phút mỗi buổi sáng, các anh chị có thể ngay lập tức “sạc” thêm năng lượng cho bản thân mình chỉ bằng cách hoàn thành 3 câu sau (dù là viết ra giấy, bằng lời nói, hoặc thật nhanh trong đầu):
+ Hôm nay, tôi sẽ tập trung vào…
+ Hôm nay, tôi biết ơn vì…
+ Hôm nay, tôi sẽ buông bỏ…


5. Bốn chiến lược để gia tăng hiệu suất

+ Sắp xếp hàng loạt các cuộc họp. Bằng cách hoàn thành từng buổi họp cùng một lúc, các anh chị sẽ loại bỏ được những sự làm phiền không đáng có để hoàn thành những công việc yêu cầu sự tập trung cao.
+ Học cách sử dụng các phím tắt trên máy tính. Việc này thoạt nhìn có vẻ đơn giản và nhỏ nhặt, nhưng khi đã thành thạo các công cụ này, chúng sẽ tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể về lâu về dài
+ Hãy sắp xếp lại môi trường sống và làm việc để loại bỏ các thói quen không tốt. Ví dụ nếu các thông báo email xuất hiện liên tục gây ảnh hưởng đến sự tập trung, hãy tạm thời tắt thông báo để hoàn thành công việc
+ Đọc to những gì các anh chị viết ra. Mỗi ngày, lượng email các anh chị cần xử lý là đáng kể, việc đọc to và nghe từng từ mình viết ra sẽ tăng tốc và làm rõ quá trình xử lý thông tin của các anh chị.

Image