RÀ SOÁT TRỤ CỘT NĂNG LƯỢNG CẢM XÚC: BÍ QUYẾT TỐI ƯU HÓA HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC TRONG GIAI ĐOẠN GIÔNG BÃO

RÀ SOÁT TRỤ CỘT NĂNG LƯỢNG CẢM XÚC: BÍ QUYẾT TỐI ƯU HÓA HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC TRONG GIAI ĐOẠN GIÔNG BÃO

🏆 Công việc nhiều lúc biến động không ngừng. Khi nó ở trạng thái ổn định, chúng ta có thể cảm thấy mình kiểm soát dễ dàng hơn về tiến độ và khối lượng. Ngược lại, vào thời kì cao điểm, nhất là những giai đoạn chạy nước rút, chúng ta cảm thấy mọi việc trở nên khó khăn và lộn xộn hơn bao giờ hết, điều đó tạo ra những điểm rò rỉ năng lượng không đáng có.

🏆 Để đảm bảo hiệu suất công việc vẫn được duy trì khi công việc chồng chất lên đến đỉnh điểm, lời khuyên ở đây là chúng ta nên dừng lại để rà soát trụ cột năng lượng cảm xúc của bản thân, cụ thể là dừng lại để quan sát và nhận diện cảm xúc đang xuất hiện vào thời điểm hiện tại.

🏆 Thông thường, trong những tình huống căng thẳng, mỗi cá nhân thường có những suy nghĩ tiêu cực như: “Tôi không thể hoàn thành công việc này” hay “Tôi không chắc là việc này có thể có kết quả tốt.”

Image

🏆 David Rock, chuyên gia về khoa học thần kinh, tác giả cuốn sách Your Brain at Work, đã đưa ra lời khuyên rằng trong những hoàn cảnh căng thẳng, thay vì kìm nén hoặc phủ nhận cảm xúc của bản thân, hãy thẳng thắn nhận diện nó. Bí quyết để những nhà lãnh đạo có thể chịu đựng các kích thích cao độ mà vẫn giữ được bình tĩnh đến từ khả năng nhận diện các trạng thái cảm xúc của bản thân.

🏆 Lần tới, khi bạn gặp những khó khăn hoặc đối diện với rất nhiều áp lực trong công việc, hãy tạm dành ra cho mình một khoảng nghỉ giữa hiệp (Pit Stop), rồi nhận diện và đặt tên cho những cảm xúc đang diễn ra, ví dụ như “bực tức”, “lo lắng”,… bằng việc nhận diện như vậy, chúng ta có thể kiềm chế các kích thích thuộc phản ứng chiến đấu/ bỏ chạy của não giữa, đồng thời kích hoạt dây thần kinh thuộc vỏ não trước trán, nơi giúp điều tiết khả năng xử lý công việc của bản thân chúng ta ở mức tối ưu.